Bệnh tê liệt là một trong những bệnh gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt của nhiều bệnh nhân. Vậy đâu là nguyên nhân của bệnh tê liệt và cách điều trị nào là hiệu quả? Hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Contents
Bệnh tê liệt chân tay là gì?
Tê liệt chân tay là một triệu chứng xuất hiện ở nhiều bệnh khác nhau, rất phổ biến. Tình trạng này làm mất cảm giác, tê bì ở bất kỳ một vùng nào đó trên cơ thể. Chẳng hạn như tê liệt mặt, tê liệt chân tay. Ban đầu, bệnh có những triệu chứng nhẹ như tê liệt các đầu ngón tay, ngón chân, bị giảm cảm giác, thấy đau ở đầu ngón tay, chân.
Các triệu chứng này có thể xuất hiện nhiều và trở nên nặng hơn nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Lâu dần, nó sẽ lan lên phía bàn tay, cổ tay, cẳng tay, cánh tay,…Nặng hơn là cánh tay sẽ mất cảm giác, không điều khiển được.
Nguyên nhân gây nên bệnh tê liệt
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh tê liệt, nhưng chủ yếu là do những tổn thương về các dây thần kinh, các mạch máu. Các triệu chứng của bệnh có thể ảnh hưởng đến một số dây thần kinh, các nhánh thần kinh đơn lẻ. Ban đầu, chỉ xuất hiện triệu chứng tê, sau đó là yếu liệt cơ nặng dần. Nguyên nhân gây ra bao gồm:
- Do làm những công việc nặng nhọc như bê đồ, khuân vác
- Do làm việc trước máy tính trong thời gian dài trong môi trường máy lạnh
- Do ngồi xe gắn máy, ô tô liên tục trong nhiều giờ đồng hồ
- Do sử dụng những máy móc, thiết bị nặng và liên tục như máy khoan cắt bê tông, máy cày,…
- Do sử dụng cổ tay thường xuyên như các công việc buôn bán cá thịt,…
Một số bệnh lý mà bạn có thể mắc phải khi bị tê liệt
- Viêm khớp
- Thoát vị đĩa đệm
- Hạ canxi trong máu
- Triệu chứng tăng thông khí
- Bệnh tiểu đường
- Tổn thương tủy sống
- Bệnh Herpes zoster
- Tê liệt thần kinh ngoại tuyến
- Chấn thương thần kinh ngoại biên
- Thiếu máu não, gây choáng đầu
- Ngộ độc dung môi hoặc kim loại
- Đầu bị chấn thương
Làm thế nào để điều trị bệnh tê liệt?
Ngay khi xuất hiện những triệu chứng của bệnh tê liệt, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Không nên để quá lâu hay chần chừ vì thời gian càng lâu bệnh tê liệt sẽ càng nặng, khó chữa trị.
Ngoài ra, bạn có thể giảm bớt bệnh tê liệt bằng cách tập những bài tập nhẹ, vận động vừa phải theo hướng dẫn của bác sĩ. Sống khoa học hơn và có chế độ ăn uống hợp đủ, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng thêm một số sản phẩm có tác dụng hỗ trợ giảm tê liệt như ĐƯỜNG DƯƠNG. Đây là một trong những loại đường mang đến hiệu quả điều trị cao. Mong rằng những thông tin trên bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguồn gốc của bệnh tê liệt và cách điều trị hiệu quả. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn.