Những dấu hiệu trẻ sơ sinh bị mất thính lực phổ biến

Biết được những dấu hiệu trẻ sơ sinh bị mất thính lực là bước quan trọng giúp phụ huynh sớm áp dụng biện pháp hỗ trợ phù hợp. Những dấu hiệu này có thể khác nhau ở từng trẻ và đôi khi rất khó nhận biết nếu không có sự quan sát tỉ mỉ và kiến thức đúng đắn. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị mất thính lực ngay sau đây.

Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi

  • Không giật mình khi bất ngờ nghe phải âm thanh lớn: Trẻ sơ sinh thường có phản xạ giật mình khi nghe thấy tiếng động lớn hoặc bất ngờ.
  • Không có bất kỳ phản xạ nào với âm thanh, âm nhạc hay giọng nói. Trẻ sơ sinh bình thường sẽ có phản xạ như quay về phía có âm thanh. Nếu trẻ không làm như vậy, có thể bé đang gặp vấn đề về thính giác.
  • Không cảm thấy thoải mái với những âm thanh du dương, êm dịu. Âm nhạc nhẹ nhàng làm trẻ cảm thấy thoải mái và yên tâm. Nếu trẻ không có phản ứng tích cực với những âm thanh này có thể đó là dấu hiệu của mất thính lực.
  • Không cựa mình hoặc thức giấc khi có giọng nói hay tiếng ồn lúc đang ngủ. Bởi trẻ sơ sinh thường rất nhạy cảm với tiếng ồn khi ngủ.
  • Sau 2 tháng, trẻ vẫn không thể phát ra những nguyên âm đơn giản như ô, a…. Điều này có thể cho thấy bé đang gặp vấn đề về thính giác và cần được kiểm tra.
Trẻ không phản ứng với những âm thanh bên ngoài
Trẻ không phản ứng với những âm thanh bên ngoài

Đối với trẻ 4 – 8 tháng tuổi

  • Không xoay đầu hay hướng mắt về nơi phát ra âm thanh mà trẻ không nhìn thấy.
  • Trong môi trường yên tĩnh, trẻ không thay đổi biểu hiện đối với âm lượng giọng nói khác nhau hay tiếng ồn lớn. Trẻ bình thường sẽ có phản ứng khác nhau với các âm lượng khác nhau.
  • Trẻ thường bắt đầu học cách phát ra âm thanh bằng cách bắt chước những gì nghe thấy. Nếu đến 6 tháng tuổi mà bé không bắt chước các âm thanh thì có thể bé không nghe thấy.
  • Trẻ ngơ ngác khi nghe nói chuyện, thường xuyên phải hỏi lại câu hỏi hoặc phải nhìn miệng để đoán từ. Điều này cũng có thể bé đang gặp vấn đề về thính giác.
  • Chưa biết “lảm nhảm” với chính mình hay phản xạ lại khi người khác nói chuyện: Trẻ thường bắt đầu lảm nhảm với chính mình hoặc phản xạ lại khi nghe người khác nói chuyện.
  • Nếu bé chỉ phản ứng với một vài âm thanh cũng là dấu hiệu của việc mất thính lực.
  • Quay lại chỉ vì nhìn thấy cha mẹ chứ không phải do cha mẹ gọi; có thể bị nhầm lẫn rằng trẻ đang lờ đi hay đang bị phân tán.

Đối với trẻ 9 – 12 tháng tuổi

  • Nếu bé không có phản ứng gì khi được gọi tên thì có thể là bé không nghe thấy.
  • Trẻ không tự bắt đầu tự nói chuyện với chính mình và thay đổi tông điệu khi phát âm.
  • Trẻ không hướng về phía có âm thanh phát ra do không nghe thấy hoặc nghe không rõ.
  • Trẻ chưa thể phát ra những phụ âm đơn giản như “m”, “p”, “b”, “g”,…
  • Không tương tác với âm nhạc bằng cách lắng nghe, nhảy hay ê a theo bài hát
  • Không hiểu được một số từ chỉ đồ vật quen thuộc hàng ngày hoặc làm các động tác đơn giản như xin chào, tạm biệt,…

Các bậc phụ huynh biết những dấu hiệu trẻ sơ sinh bị mất thính lực sẽ kịp thời phát hiện vấn đề thính giác của con em mình. Sự can thiệp sớm sẽ giúp con trẻ được phát triển trong môi trường hỗ trợ tốt nhất. Việc bổ sung các thực phẩm tốt cho dưới dạng lỏng như Đường Dương sẽ giúp trẻ tăng sức đề kháng.

Bố sung Đường Dương để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
Bố sung Đường Dương để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *