Viêm tai giữa lại do vi khuẩn đi vào từ viêm đường hô hấp, mũi và họng. Viêm tai giữa là bệnh nhiễm trùng phần giữa của tai, có thể gây thủng màng nhĩ và điếc. Và ráy tai không gây viêm tai giữa là sự thật không phải ai cũng biết. Để tìm hiểu kỹ hơn về thông tin này, bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Contents
Ráy tai không gây viêm tai giữa
Ráy tai có vai trò bảo vệ tai ngoài bằng cách ngăn chặn vi khuẩn, nấm và các tác nhân gây hại khác xâm nhập vào tai. Ráy tai không gây viêm tai giữa mà còn giúp bảo vệ tai khỏi nhiễm trùng, tổn thương.
Tuy nhiên, ráy tai có thể tích tụ quá nhiều và gây tắc nghẽn ống tai, dẫn đến giảm thính lực. Mặc dù ráy tai không trực tiếp gây ra viêm tai giữa, việc tắc nghẽn ráy tai có thể làm tăng nguy cơ viêm tai ngoài. Viêm tai ngoài nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể lan sang các vùng lân cận; nhưng nó không phải là nguyên nhân chính gây viêm tai giữa.

Tình trạng tai giữa phổ biến hiện nay
- Viêm tai giữa cấp tính (AOM): Chỉ xảy ra trong một đợt ngắn ngày, không quá 4 tuần sẽ tự khỏi.
- Viêm tai giữa thanh dịch (OME): Tình trạng này xảy ra khi chất dịch tích tụ trong tai giữa mà không gây nhiễm trùng. Viêm tai giữa thanh dịch thường không gây sốt hay đau tai.
- Viêm tai giữa mủ mạn tính (CSOM): Đây là hậu quả của viêm tai giữa cấp tính nhưng không điều trị triệt để. Tình trạng này đặc trưng bởi dịch tiết dai dẳng từ tai giữa thông qua một lỗ thủng màng nhĩ.
- Viêm tai ngoài ác tính: Đây là bệnh viêm xương nghiêm trọng của xương thái dương (thường do vi khuẩn Pseudomonas). Tình trạng này xảy ra ở người lớn tuổi, bệnh nhân đái tháo đường và người suy giảm miễn dịch.
Hướng dẫn vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa
Viêm tai giữa có thể điều trị dứt điểm nếu biết phối hợp đúng cách, hiệu quả. Ngoài các biện pháp chuyên sâu, bạn nên biết cách vệ sinh tai sạch sẽ để hỗ trợ điều trị.
Vệ sinh ngoài tai
Dùng khăn ấm mềm lau bên ngoài tai để loại bỏ bụi bẩn. Không dùng lực quá mạnh gây tổn thương tai và gây xước da.
Rửa tai bằng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý 0,9% làm mềm niêm mạc và dịch tiết trong ống tai. Nếu tai đã bị nhiễm trùng, bạn nên dùng nước muối sinh lý để vệ sinh. Không dùng thuốc nhỏ tai kháng sinh, kháng viêm mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
Kết hợp với vệ sinh mũi họng
Súc miệng 2 lần/ ngày bằng nước muối pha loãng để tránh bệnh lây đến cổ họng. Uống nhiều nước để tăng khả năng thoát dịch ứ đọng.
Khi biết ráy tai không gây viêm tai giữa, bạn sẽ điều trị viêm tai giữa hiệu quả nhờ vào tìm đúng nguyên nhân gây bệnh.
Ngoài việc vệ sinh tai đúng cách, bạn nên ăn uống theo chế độ hợp lý. Bổ sung các thực phẩm như Đường Dương vừa tăng hương vị cho món ăn, tăng cường sức khỏe.

Xem thêm các bài viết khác: