Tiểu đường- căn bệnh rất đỗi phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Vì thế mà con người ngày càng quan tâm tới cách phòng ngừa căn bệnh này, đặc biệt là chế độ ăn uống, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới lượng đường trong máu. Từ những nguồn thu thập được, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn 25+ loại thực phẩm nên ăn để phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả nhất.
Contents
- 1 Những loại thực phẩm nên ăn để phòng ngừa bệnh tiểu đường
- 1.1 1. ĐƯỜNG DƯƠNG
- 1.2 2. Gạo lứt
- 1.3 3. Táo
- 1.4 4. Quả mọng
- 1.5 5. Cà chua
- 1.6 6. Trái cây có múi
- 1.7 7. Các loại hạt
- 1.8 8. Trứng
- 1.9 9. Quế
- 1.10 10. Sữa chua Hy Lạp
- 1.11 11. Bông cải xanh
- 1.12 12. Dầu oliu
- 1.13 13. Dâu tây
- 1.14 14. Tỏi
- 1.15 15. Măng tây
- 1.16 16. Lúa mạch
- 1.17 17. Chocolate đen
- 1.18 18. Yến mạch
- 1.19 19. Trà xanh
- 1.20 20. Nhóm cá
- 1.21 21. Bún Shirataki
- 1.22 22. Đậu nành
- 1.23 23. Mướp đắng
- 1.24 24. Đậu phộng
- 1.25 25. Quả Ổi
- 1.26 26. Ức gà
- 2 Những lời khuyên để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Những loại thực phẩm nên ăn để phòng ngừa bệnh tiểu đường
Những loại thực phẩm giúp bạn kiểm soát tốt lượng đường có thể kể đến như:
1. ĐƯỜNG DƯƠNG
Bệnh tiểu đường xảy ra do nhiều nguyên nhân. Trong đó việc thiếu hụt ĐƯỜNG DƯƠNG và thừa ĐƯỜNG ÂM trong cơ thể là một trong những yếu tố quan trọng gây ra bệnh tiểu đường.
Sử dụng những sản phẩm bổ sung ĐƯỜNG DƯƠNG dồi dào và thải bỏ đường âm ra khỏi cơ thể sẽ giúp các tế bào hấp thụ đường hiệu quả hơn. Nhờ đó giúp điều trị hoặc phòng tránh bệnh tiểu đường cực kỳ tốt.
Tham khảo thêm: XUA TAN TIỂU ĐƯỜNG NHỜ PHƯƠNG PHÁP GIÚP CƠ THỂ TỰ CHỮA LÀNH VỚI ĐƯỜNG DƯƠNG
2. Gạo lứt
Nhờ hàm lượng chất xơ cao, gạo lứt được chứng minh làm giảm đáng kể lượng đường âm trong máu sau bữa ăn. Chúng hoàn toàn thích hợp để phòng ngừa bệnh tiểu đường. Hơn nữa, gạo lứt còn có lợi cho tiêu hóa và làm giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính.
3. Táo
Với các vitamin và dinh dưỡng cần thiết, táo giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả. Trong táo còn chứa quercetin sắc tố thực vật, giúp thúc đẩy tiết insulin, giúp bạn tránh xa được bệnh tiểu đường.
4. Quả mọng
Trong quả mọng có chứa các chất chống oxy hóa và các hợp chất chống viêm. Giúp cải thiện sức khỏe ở người bị bệnh tiểu đường và phòng tránh bệnh tiểu đường hiệu quả.
5. Cà chua
Trong cà chua có chứa lycopene, giúp ngăn ngừa ung thư và thoái hóa điểm vàng. Ăn cà chua cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch.
6. Trái cây có múi
Họ nhà cam có nguồn chất xơ tuyệt vời. Bạn nên ăn trái cây để có thể dung nạp thêm chất xơ thay vì chỉ uống nước ép của nó. Nước ép của nó sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
7. Các loại hạt
Ngoài việc cải thiện sức khỏe cho tim mạch, các loại hạt còn mang đến những tác động tích cực đối với huyết áp của mỗi người. Đặc biệt là ngăn chặn bệnh đái tháo đường. Bên cạnh đó, các loại hạt còn tác động tới khả năng chuyển hóa chất béo trong cơ thể và sức khỏe của các mạch máu.
8. Trứng
Trứng có chứa lượng protein lớn. Ăn trứng giúp cải thiện độ nhạy insulin, giảm viêm, tăng cholesterol HDL tốt và giảm cholesterol LDL xấu. Đặc biệt, trứng chế biến dưới dạng luộc sẽ hỗ trợ giảm lượng đường huyết.
9. Quế
Quế là thực phẩm có tác dụng hiệu quả trong việc giảm lượng đường huyết và cải thiện độ nhạy insulin. Nó có tính chống oxy hóa và giảm lượng chất béo trung tính ở bệnh tiểu đường loại 2.
10. Sữa chua Hy Lạp
Bên cạnh việc bổ sung nguồn vi khuẩn tốt cho sức khỏe đường ruột, sữa chua Hy Lạp còn giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nguy cơ phát triển bệnh tim.
11. Bông cải xanh
Bông cải xanh giúp ngăn ngừa việc tăng đột biến lượng đường trong máu. Ngoài ra, các loại rau xanh như rau diếp cá, bắp cải, rau mùi tây, dưa chuột, súp lơ hay su hào cũng giúp cải thiện độ nhạy insulin, do đó điều chỉnh lượng đường trong máu tốt hơn.
12. Dầu oliu
Dầu oliu giúp điều tiết và cân bằng nồng độ insulin trong cơ thể, giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tiểu đường. Những người dùng dầu oliu có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn.
13. Dâu tây
Với hàm lượng lớn anthocyanin chống oxy hóa, dâu tây là loại trái cây bổ dưỡng nhất. Chất chống oxy hóa giúp giảm nồng độ insulin sau bữa ăn và kiểm soát lượng đường trong máu rất tốt.
14. Tỏi
Tỏi được ví như thần dược bởi có tác dụng hỗ trợ chữa rất nhiều bệnh. Tỏi không chỉ đơn giản giúp tăng hương vị của thực phẩm mà còn kiểm soát lượng đường trong máu rất tốt. Và mỗi ngày với một tép tỏi có thể hỗ trợ giảm huyết áp.
15. Măng tây
Măng tây có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách tăng sản lượng insulin. Vì thế, tiêu thụ thường xuyên măng tây có tác dụng đáng kể trong việc kiểm soát lượng đường trong máu cũng như sản xuất insulin của cơ thể.
16. Lúa mạch
Không nhiều người biết rằng lúa mạch có tác dụng tuyệt vời trong việc ổn định lượng đường trong máu và giảm 6% lượng cholesterol. Lúa mạch còn giàu chất xơ hòa tan là beta-glucan- chất làm giảm cholesterol LDL và kiểm soát khả năng hấp thụ của cơ thể.
17. Chocolate đen
Chocolate đen giúp cải thiện độ nhạy của tế bào với insulin và giúp phòng tránh bệnh tiểu đường. Ngoài ra, chocolate đen còn giúp giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể và tăng khả năng lưu thông máu.
18. Yến mạch
Bắt đầu ngày mới bằng một ly yến mạch là một sự lựa chọn tốt để phòng ngừa bệnh tiểu đường. Trong yến mạch có chứa chất xơ khiến cho glucose hấp thụ chậm hơn và ổn định lượng đường trong máu.
19. Trà xanh
Uống trà xanh là một phương pháp kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Trong trà xanh có chứa chất chống oxy hóa như EGCG, giúp duy trì sự linh hoạt của các mạch máu và ổn định lượng đường trong máu.
20. Nhóm cá
Có thể kể đến vài loại cá như cá hồi, cá thu, cá mòi,… là nhóm cá giàu omega-3. Ăn nhiều cá giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, cải thiện tính kháng insulin.
21. Bún Shirataki
Loại bún này có chứa lượng lớn glucomannan, được chiết xuất từ rễ cây Konjac. Có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu và cải thiện sức khỏe bằng cách loại bỏ yếu tố gây nên bệnh tiểu đường.
22. Đậu nành
Chế độ dinh dưỡng với nhiều rau xanh và đậu nành giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường loại 2. Những người ăn các sản phẩm từ đậu nành có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đáng kể.
23. Mướp đắng
Mướp đắng được ví như khắc tinh số 1 của bệnh tiểu đường. Mướp đắng có vai trò ức chế các enzim tham gia phá vỡ disaccharides, làm giảm glucose được đưa vào máu.
24. Đậu phộng
Chất béo có trong lạc hay đậu phộng là chất béo chưa bão hòa, giúp cải thiện ổn định insulin trong máu. Nguy cơ bị bệnh tiểu đường giảm khoảng 27% ở người dùng 140g lạc/ tuần so với những người ít ăn hoặc không ăn bao giờ.
25. Quả Ổi
Ổi là một trong số ít những loại trái cây có khả năng chống bệnh tiểu đường. Ăn ổi thường xuyên có thể làm giảm hấp thụ lượng đường trong máu. Ổi còn dẫn đầu về nhóm trái cây giàu vitamin C, có thể làm giảm tổn thương các tế bào mà bệnh tiểu đường gây nên.
26. Ức gà
Đây là thực phẩm ngăn ngừa mắc bệnh tiểu đường bởi chúng nhiều nạc, ít calo và đặc biệt là chứa chất béo bão hòa nên hạn chế được tác động xấu tới việc kiểm soát đường huyết.
Những lời khuyên để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, không những ăn các loại thực phẩm như trên mà còn cần chú ý những điều sau:
Tập thể dục đều đặn
Khi các cơ bắp co rút trong quá trình hoạt động thể dục thể thao, nó sẽ kích thích cơ chế cho phép các tế bào hấp thu glucose và dùng nó để tạo năng lượng dù có sẵn insulin hay không. Bạn có thể thoải mái lựa chọn bộ môn yêu thích với cường độ từ nhẹ đến nặng. Tối thiểu 30 phút mỗi ngày.
Chia nhỏ bữa ăn
Cần ăn các bữa ăn nhỏ thường xuyên trong một ngày để điều chỉnh lượng đường trong máu, tránh việc tăng lượng đường trong máu đột ngột, làm tuyến tụy sản xuất insulin. Không nên ăn quá nhiều hoặc quá ít trong mỗi bữa để duy trì mức đường huyết ổn định.
Kiểm soát cân nặng
Cân nặng quá mức sẽ khiến cơ thể khó sử dụng insulin để kiểm soát lượng đường trong máu. Vì thế, hãy duy trì cân nặng khỏe mạnh bằng cách ăn uống hợp lý, cân đối nhu cầu năng lượng của cơ thể và tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.
Tránh thực phẩm chế biến
Các loại thực phẩm như gạo trắng, ngũ cốc khô có nhiều carbohydrate tinh chế không nên ăn. Thay vào đó, nên ăn các loại carbohydrate lành mạnh như các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt.
Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những loại thực phẩm nên ăn để phòng ngừa tiểu đường hiệu quả. Chúc bạn có được sức khỏe tốt và tránh xa được căn bệnh nguy hiểm này.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về 14 biện pháp phòng tránh tiểu đường nên áp dụng