Suy thận là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Biến chứng suy thận là một trong những hậu quả xấu nhất của bệnh đái tháo đường. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời và đúng hướng thì có thể đe dọa tính mạng của người bệnh bất cứ lúc nào. Chính vì thế mọi người cần thận trọng với biến chứng suy thận ở người bị tiểu đường.
Contents
Tại sao bệnh tiểu đường lại hay gây tổn thương đến thận?
Tỷ lệ và mức độ nặng của biến chứng thận liên quan tới thời gian bị bệnh và mức độ kiểm soát đường huyết. Theo thống kê có khoảng 20 – 40% các bệnh nhân tiểu đường sẽ bị biến chứng thận. Tại các khoa thận khoảng 40% số bệnh nhân đang phải chạy thận nhân tạo do biến chứng thận của bệnh tiểu đường. Một số các lý do dẫn đến tổn thương đến thận có thể kể đến là:
1. Do tổn thương động mạch thận
Bệnh tiểu đường lâu ngày gây xơ vữa các mạch máu lớn trong đó có động mạch thận làm hẹp Tắc mạch máu hậu quả là gây tăng huyết áp và suy thận.
2. Do tổn thương các mạch máu nhỏ trong thận
Người bị bệnh tiểu đường, huyết áp cao kéo dài tạo ra các chất oxi hóa lâu ngày là tổn thương các mạch máu nhỏ thận. Đồng thời lượng đường trong máu cao, thận phải làm việc quá tải, nhiều ngày các lỗ to ra gây rò rỉ albumin vi niệu ra ngoài nước tiểu, sau thời gian dài albumin niệu nhiều hơn và xuất hiện protein niệu.
3. Do tổn thương hệ thần kinh
Với người bị bệnh tiểu đường việc truyền tín hiệu thần kinh từ não đến các cơ quan có trục trặc, bàng quang bị giảm kích thích, không cảm giác. Khi bàng quang đầy nước tiểu, ứ đọng lâu ngày gây nhiễm trùng đường tiết niệu, vi khuẩn đi ngược lên thận làm tổn thương thận và dẫn tới suy thận.
Các triệu chứng suy thận ở người bị tiểu đường
Nước tiểu bất thường
Một số dấu hiệu bất thường của nước tiểu có thể là triệu chứng của suy thận như:
- Có bong bóng hoặc bọt trong nước tiểu.
- Lượng nước tiểu nhiều hoặc ít hơn thường ngày.
- Có máu trong nước tiểu (thường chỉ thấy qua kính hiển vi).
Thiếu máu
Khi thận không sản xuất đủ Erythropoietin – hormone tạo hồng cầu từ mô dòng hồng cầu trong tủy xương sẽ gây ra hiện tượng thiếu máu. Điều này khiến người bệnh mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, mất tập trung và cảm giác ớn lạnh.
Phù
Bệnh nhân có thể bị phù rất to, phù toàn thân do mức lọc cầu thận giảm gây ứ nước và muối trong cơ thể.
Khó thở
Người bệnh sẽ có cảm giác khó thở do bị ứ dịch tại phổi hoặc thiếu máu làm thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy.
Buồn nôn và nôn, ngứa ở da
Do sự tích tụ với nồng độ cao của các chất thải trong máu nên người bệnh sẽ có cảm giác buồn nôn. nôn và ngứa ở da.
Chán ăn
Nồng độ ure trong máu cao khiến người bệnh mất đi cảm giác ngon miệng và hơi thở có mùi.
Tăng huyết áp
Tăng huyết áp có thể là một triệu chứng của suy thận nhưng cũng có thể tăng huyết áp đã có từ trước (thường ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2) và nó thúc đẩy biến chứng thận do bệnh tiểu đường nặng thêm.
Mời bạn tham khảo thêm Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường Tuýp 2
Các biện pháp phòng ngừa biến chứng bệnh thận do bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là biến chứng suy thận. Để ngăn ngừa biến chứng suy thận ở người tiểu đường bệnh nhân cần tuân thủ đúng các phương pháp điều trị, chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, …
Kiểm soát đường huyết
Kiểm soát đường huyết là điều quan trọng đầu tiên cần phải làm đối với bệnh nhân bị tiểu đường. Bệnh nhân cần kiểm tra A1c định kỳ để kiểm soát được đường huyết trung bình trong 3 tháng. Từ đó bác sĩ sẽ nắm bắt được tình trạng kiểm soát đường huyết và đưa ra những phương pháp điều chỉnh kịp thời, giúp bệnh nhân sớm đạt được lượng đường huyết mong muốn.
Kiểm soát lipid máu
Nếu bệnh nhân có bệnh lý tim mạch đi kèm cần kiểm soát lipid máu LDL-C<100mg% hoặc <70mh%, HDL>50 mg%, Triglyceride<150 mg%.
Chế độ ăn uống phù hợp
- Người bệnh cần kiểm soát lượng đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày
- Thực hiện chế độ ăn nhạt, giảm muối <2.4g/ngày
- Ăn nhiều rau, củ, quả
- Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên rán, các loại thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, …
- Hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá
- Giữ cân nặng phù hợp, giảm cân nếu béo phì
Kiểm tra sức khỏe, thực hiện các xét nghiệm định kỳ
Bệnh nhân tiểu đường và bệnh thận mạn giai đoạn 1-2 cần thực hiện các xét nghiệm đánh giá chức năng thận 6 tháng/ lần. Đối với bệnh nhân tiểu đường và suy thận mạn giai đoạn 3-5 là 3 tháng/ lần.
Để phòng ngừa bệnh nặng hơn và biến chứng suy thận do bệnh tiểu đường, các bệnh nhân có thể sử dụng bổ sung ĐƯỜNG DƯƠNG. Là loại đường rất tốt cho cơ thể chống chọi nhiều loại bệnh và góp phần hỗ trợ làm giảm biến chứng suy thận ở người bị tiểu đường.
>>> Xem chi tiết thêm: XUA TAN TIỂU ĐƯỜNG NHỜ PHƯƠNG PHÁP GIÚP CƠ THỂ TỰ CHỮA LÀNH VỚI ĐƯỜNG DƯƠNG