Đau nhức xương khớp: Nguyên nhân, điều trị và cách phòng ngừa hiệu quả

Đau nhức xương khớp là căn bệnh không còn quá xa lạ với chúng ta. Trước kia căn bệnh này chỉ xuất hiện ở người già, nhưng bây giờ căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa. Chúng tôi sẽ cho bạn cái nhìn tổng hợp về đau nhức xương khớp, nguyên nhân, điều trị và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất.

Contents

Tổng quan về bệnh đau nhức xương khớp

Bệnh đau nhức xương khớp
Bệnh đau nhức xương khớp

Đau nhức xương khớp là dấu hiệu thường gặp ở người lớn tuổi. Cơn đau không đơn thuần chỉ là do sự thay đổi của thời tiết, do ngồi, do làm việc sai tư thế… mà còn là dấu hiệu những căn bệnh về xương khớp nguy hiểm cần được phát hiện sớm để phòng tránh nguy cơ tàn phế.

Đối tượng bị bệnh đau nhức xương khớp

Với sự phát triển của cuộc sống hiện đại, căn bệnh này đang có dấu hiệu trẻ hóa với số lượng ngày càng gia tăng.

  • Đau nhức xương khớp ở người già
  • Đau nhức xương khớp ở người trẻ
  • Đau nhức xương khớp sau sinh, gặp ở phụ nữ sau sinh, đặc biệt tình trạng đau lưng sau sinh
  • Trẻ em cũng là đối tượng bị đau nhức xương khớp

5 Triệu chứng đi kèm của đau nhức xương khớp

Triệu chứng đi kèm của đau nhức xương khớp
Triệu chứng đi kèm của đau nhức xương khớp

Một số triệu chứng bạn có thể lưu ý khi bị đau nhức xương khớp như sau:

1. Đau nhức, buốt trong xương

Xuất hiện tại các vị trí thường xuyên cử động nhiều như đầu gối, cổ tay, ngón tay. Cơn đau tăng nặng khi vận động, thay đổi thời tiết.

2. Sưng đỏ

Tại các khớp xuất hiện tình trạng sưng đỏ và là một trong những biểu hiện có thể gặp khi bị đau nhức xương khớp. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị nóng sốt, ấn vào da thấy mềm.

3. Phát ra âm thanh tại khớp

Thường xuất hiện vào trời lạnh, đau nhức kèm theo phát ra âm thanh khi cử động. Đây cũng là một biểu hiện đi kèm với đau nhức xương khớp có thể gặp phải.

4. Tê cứng khớp

Thường xuất hiện vào buổi sáng khi thức dậy, khiến việc co duỗi trở nên khó khăn. Cần vận động, xoa bóp nhẹ nhàng để cử động bình thường

5. Nhạy cảm hơn với cơn đau

Sụn khớp bị bào mòn khiến đầu xương trơ ra. Vì thế người bệnh cảm nhận cơn đau rất rõ ràng.

Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp

Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp
Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp

Những cơn đau buốt xương khớp không những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như hạn chế vận động, tê yếu tứ chi, thậm chí là bại liệt hoàn toàn. Ngoài các nguyên nhân do bệnh lý thì một số tác nhân cơ học khác có thể gây ra đau nhức xương như:

1. Thừa cân, béo phì:

Cân nặng càng tăng sẽ khiến áp lực chịu đựng của các khớp tăng lên. Nhất là khớp háng, khớp gối gây ra hiện tượng sưng, đau khó chịu.

2. Lười vận động:

Dân văn phòng, tài xế lái xe hay công nhân may là đối tượng có khả năng mắc phải chứng đau nhức xương khớp toàn thân, tê bì chân tay rất cao do thường làm việc một chỗ, lười vận động. Đây cũng là nguyên nhân gây đau nhức xương khớp rất phổ biến mà bạn cần lưu ý.

3. Tuổi tác:

Con người khi càng lớn tuổi, các khớp xương sẽ trở lên lão hóa dần. Chính vì thế, tuổi tác cũng là một nguyên nhân chính gây ra các cơn đau. Với người cao tuổi, bệnh đau nhức xương khớp xảy ra rất phổ biến.

4. Chấn thương sau tai nạn:

Chấn thương sau tai nạn hoặc do luyện tập sẽ gây tổn thương các khớp, cột sống gây đau nhức các khớp xương. Nếu không được phát hiện và chữa dứt điểm, các vết thương này sẽ nặng dần.

5. Rối loạn giấc ngủ:

Khó ngủ, ngủ không đủ giấc hay thức giấc trong đêm cũng khiến cơ thể bị đau nhức, mệt mỏi khi thức dậy. Bệnh đau nhức xương khớp cũng có nguyên nhân vì giấc ngủ bị rối loạn.

Hậu quả của đau nhức xương khớp

Hậu quả của đau nhức xương khớp
Hậu quả của đau nhức xương khớp

Bệnh đau nhức xương khớp nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Một số ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe người bệnh như:

Mất chức năng vận động thông thường:

Trong thời gian đầu mắc bệnh, nếu không có cách điều trị kịp thời, người bệnh rất dễ bị những biến chứng nguy hiểm sau này, trong đó bao gồm cả việc giảm hoặc có thể mất đi chức năng vận động thông thường như cầm nắm… và khiến họ mất đi khả năng lao động.

Teo cơ, biến dạng khớp hoặc tàn phế:

Biến chứng thường gặp của bệnh viêm khớp là bị cứng khớp, khi đó bàn tay của người bệnh sẽ khó có thể nắm lại được hoặc người bệnh khó có thể xoay tay, xoay vai. Những biến chứng nguy hiểm và nghiêm trọng hơn như teo cơ, biến dạng khớp, dính khớp, thậm chí là bại liệt nếu ở giai đoạn cuối của bệnh mà người bệnh vẫn không được điều trị bệnh thích hợp và đúng cách.

Các bệnh về tim mạch:

Ngoài dạng viêm khớp gây biến chứng tại khớp còn có dạng viêm khớp gây biến chứng tại các cơ quan khác như thấp khớp cấp. Thấp khớp cấp gây tổn thương tai tim, đặc biệt là van tim và đây là nguyên nhân gây bệnh tim mạch và có thể gây tử vong khi lớn tuổi.

Nếu không điều trị đúng cách, bệnh viêm khớp có thể dẫn đến việc suy giảm sức khỏe và giảm chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi.

Đau nhức xương khớp là dấu hiệu của nhiều bệnh

Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương nơi sụn khớp và xương dưới sụn, sinh ra các phản ứng sưng, viêm, giảm dịch khớp. Thoái hóa khớp thường hay gặp nhất ở khớp gối. Khi khớp gối bị thoái hóa, các lớp sụn khớp bị hư hỏng, trục xương cong vào trong. Người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn khi sụn khớp bị hao mòn không thể che phủ toàn bộ đầu xương, khiến tình trạng cọ xát giữa xương đùi và xương chày xảy ra khi vận động khớp gối.

Sự khác nhau giữa đau nhức xương khớp do thoái hóa khớp với những bệnh xương khớp khác là dựa vào những cơn đau của bệnh. Cơn đau của bệnh thoái hóa khớp sẽ tăng lên mỗi khi người bệnh hoạt động, thời tiết thay đổi cũng làm tăng cơn đau. Đặc biệt, bệnh nhân sẽ có biểu hiện cứng khớp mỗi sáng sau khi thức dậy, nhưng sẽ trở lại bình thường sau vài phút vận động.

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp gây sưng đau nhiều khớp xương, kèm cứng các khớp đốt bàn tay vào mỗi buổi sáng, kéo dài trên 1 giờ. Đi lại, vận động, sinh hoạt rất khó khăn và hạn chế. Nếu không được điều trị sớm bệnh sẽ phá hủy sụn khớp và xương dưới sụn, gây biến dạng khớp, làm mất khả năng lao động, gia tăng nguy cơ tàn phế.

Bệnh gút

Đây là căn bệnh phổ biến và thường gặp ở những người trẻ do cuộc sống hiện đại kéo theo những bữa tiệc bàn công việc, gặp gỡ bạn bè. Gút là bệnh do rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể gây nên khi cơ thể dư thừa quá nhiều chất đạm.

Cơn đau do bệnh gút gây ra sẽ khiến bệnh nhân không thể chịu đựng nổi, có thể kèm theo sốt cao, nhức đầu, mệt mỏi. Cơn đau thường gặp ở khớp ngón chân, cổ chân, gối, và khớp bàn tay kèm theo sưng, nóng. Khi chuyển sang giai đoạn mãn tính, các khớp có thể bị biến dạng vĩnh viễn, các khối u mọc lên ở quanh khớp, vành tai, dưới da, sưng trên bàn tay, bàn chân

Loãng xương

Loãng xương được biết đến là căn bệnh phổ biến ở người lớn tuổi gây đau nhức trong xương, hậu quả là xương yếu dần, rất dễ bị gãy. Loãng xương còn giảm dần chiều cao của cơ thể kèm với cảm giác đau vùng thắt lưng hoặc lan sang một hay hai bên mạn sườn kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống, run cơ khi chuyển tư thế.

Lao xương khớp

Lao xương khớp phổ biến ở khớp háng, cột sống và khớp gối. Bệnh do vi trùng lao gây ra, khi các khớp xương càng lớn, chịu đựng sức nặng càng nhiều thì nguy cơ mắc lao càng cao, phổ biến là khớp háng, cột sống và khớp gối.

Cách điều trị bệnh đau nhức xương khớp

Có nhiều phương pháp để điều trị bệnh đau nhức xương khớp, cụ thể như sau:

Điều trị xương khớp bằng Tây y

Điều trị xương khớp bằng Tây y
Điều trị xương khớp bằng Tây y

Điều trị đau nhức xương khớp bằng Tây y có ý nghĩa rất quan trọng, nhờ tác dụng nhanh chóng. Đau nhức xương khớp uống thuốc gì là thắc mắc của rất nhiều người.

Cụ thể, các loại thuốc chữa bệnh xương khớp thường được sử dụng nhiều nhất là: Thuốc giảm đau xương khớp, chống viêm: Paracetamol, Diclofenac, Ibuprofen…

Các nhóm thuốc đường tiêu hóa: Omeprazole để hạn chế ảnh hưởng của các thuốc trị đau xương khớp lên dạ dày, tá tràng và thận.

Mặc dù có tác dụng kịp thời, giảm đau nhanh, song thuốc tây lại có nhược điểm dễ gây tác dụng phụ cho cơ thể. Sử dụng lâu dài có thể gây ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày – tá tràng.

Điều trị xương khớp bằng Đông y

Y học Cổ truyền cho rằng khi cơ thể suy yếu, các tà khí như: phong, hàn, thấp, nhiệt sẽ xâm nhập vào xương khớp, gây cản trở sự vận hành của khí huyết. Khí huyết tắc nghẽn sẽ dẫn đến sưng, đau, tê mỏi tại các khớp.

Người cao tuổi, chức năng can thận hư hao cũng khiến khí huyết bị suy giảm, dẫn đến thoái hóa khớp, đau nhức và biến dạng khớp. Các bài thuốc Đông y trị đau xương khớp thường tập trung vào việc đưa tà khí ra ngoài, đả thông khí huyết, giảm sưng đau và ngăn chặn các biến chứng.

Vậy nên, ngoài việc sử dụng Tây y, người đau nhức xương khớp có thể tham khảo các cây thuốc nam và những bài thuốc Đông y sau đây:

Bài thuốc từ cây cỏ xước

Cây cỏ xước
Cây cỏ xước

Rễ của cây chứa alcaloid và saponin được dùng như một loại thuốc chống viêm, giảm đau tự nhiên cho người đau xương khớp. Cỏ xước có tính mát, vị chua đắng, tiêu viêm, có thể sắc uống đơn lẻ 10-15g hay kết hợp với các vị thuốc khác.

Bài thuốc từ cây ngải cứu

cây ngải cứu
Cây ngải cứu

Tác dụng: Hoạt huyết, thông mạch, kháng viêm giảm đau.

Cách thực hiện:

Có thể sắc nước uống, nấu canh.

Chườm nóng bằng cách dùng một nắm ngải cứu cho vào khăn mỏng cùng một ít muối sao nóng, sau đó đắp lên vùng xương khớp bị đau sẽ có cảm giác dễ chịu hơn.

Bài thuốc từ cây đinh lăng gai

cây đinh lăng gai
Cây đinh lăng gai

Tác dụng: Có vị cay, đắng, tính ấm. Tác dụng tán ứ, khu trừ phong thấp.

Cách thực hiện:

Sắc 30g rễ đinh lăng cùng 2 lít nước

Sau khi sắc cạn còn ½ thì để nguội dùng dần trong ngày

Hạt mã tiền sau khi chế biến

Có thể sử dụng để xoa bóp hoặc sắc uống trị đau nhức xương khớp. Tuy nhiên, chỉ nên giã hạt, ngâm với rượu để xoa bóp. Còn sắc uống thì cần được thực hiện bởi người có chuyên môn để loại bỏ các độc tính của nó.

Vật lý trị liệu giảm đau nhức

Các chuyên gia vật lý trị liệu sẽ thiết kế bài tập phù hợp để tăng cường sức mạnh, độ dẻo dai cho các cơ xung quanh khớp. Từ đó giúp ổn định và cải thiện phạm vi chuyển động cho khớp. Một số kỹ thuật được sử dụng có thể bao gồm:

  • Sóng siêu âm dẫn truyền tinh chất giúp giảm đau nhức xương khớp.
  • Liệu pháp nhiệt nóng hoặc lạnh.
  • Sử dụng các xung điện kích thích dây thần kinh.
  • Nắn chỉnh xương khớp.

Cách phòng ngừa hiệu quả bệnh đau nhức xương khớp

Về cách phòng ngừa bệnh đau nhức xương khớp, chúng ta có thể tiếp cận dưới nhiều cách khác nhau. Các khía cạnh này đều là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề đau nhức xương khớp.

Phòng tránh đau nhức xương khớp từ chế độ ăn uống

Chế độ ăn hằng ngày, cũng góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ và phục hồi các tổn thương ở sụn khớp. Do đó nên chú ý tới chế độ ăn uống, tăng cường thực phẩm tốt cho sức khỏe như:

  • Các thực phẩm giàu vitamin D, canxi, omega-3 như trứng, sữa, các chế phẩm từ sữa
  • Những loại hoa quả giàu chất chống oxy hóa, các loại nấm giàu vitamin A, E, C, K
  • Bổ sung rau xanh nhiều vitamin K, C và hợp chất sulforaphane
  • Hạn chế đồ dầu mỡ, chiên xào, thức ăn nhanh, các loại thịt đỏ
  • Không sử dụng rượu bia, chất kích thích

Phòng tránh bằng chế độ sinh hoạt

Người bệnh nên thực hiện chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học và thực hiện các biện pháp phòng bệnh hơn chữa bệnh như:

  • Thường xuyên tập thể dục thể thao giúp cơ bắp và xương khớp khỏe mạnh.
  • Lựa chọn các bài tập phù hợp độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe
  • Tập luyện các tư thế tốt cho xương khớp như đứng thẳng, tránh nằm lâu, ngồi lâu hay đứng lâu gây ứ trệ tuần hoàn máu và cứng khớp
  • Luyện tập với cường độ vừa phải, tránh vận động mạnh
  • Kiểm soát cân nặng
  • Bổ sung các thực phẩm chức năng như glucosamine, sụn vi cá mập, các thực phẩm bảo vệ sức khỏe để bổ trợ cho xương khớp.

Nên đi khám kịp thời khi có những dấu hiệu đau xương khớp kéo dài, sử dụng các bài thuốc không thuyên giảm.

Bổ sung tinh chất nuôi dưỡng xương khớp khỏe mạnh

Trong tự nhiên có rất nhiều tinh chất giúp bổ sung sụn khớp giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng đau nhức xương khớp như:

  • Glucosamin: Glucosamin là một loại đường tự nhiên được tìm thấy ở mô đệm của khớp. Trong tự nhiên, người ta thường dùng chiết xuất Glucosamin từ các động vật có vỏ để hỗ trợ cải thiện các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa khớp, viêm xương khớp, đau nhức xương khớp,…
  • Kollagen II-xs: Được chiết xuất từ sụn ức gà non có chứa Collagen type 2, Chondroitin (thành phần trong sụn cá mập) và Acid hyaluronic. Các hoạt chất này là nguyên liệu cấu thành sụn khớp và dịch khớp, giúp hỗ trợ tăng cường tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch bôi trơn và bảo vệ bề mặt sụn.
  • AKBAMAX: Chiết xuất từ cây Nhũ hương, có hàm lượng cao AKBA (Acetylketo-β-boswellic acid). Theo các nghiên cứu lâm sàng của Đại học São Paulo, Brazil cho thấy AKBAMAX giúp hỗ trợ giảm đau, cải thiện khả năng vận động của người bệnh hiệu quả.

Đau nhức xương khớp nên ăn gì?

Thực phẩm nên ăn khi bị đau nhức xương khớp
Thực phẩm nên ăn khi bị đau nhức xương khớp

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và cải thiện các bệnh lý nói chung, bệnh lý về xương khớp nói riêng. Dưới đây là câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi đau nhức xương khớp nên ăn gì?

  • Các thực phẩm như cá hồi, cá thu, hàu, trứng cá, đậu nành, hạt hạnh nhân, óc chó…luôn chứa một hàm lượng lớn omega 3. Đây được xem là loại axit béo có nhiều lợi ích tốt cho cơ thể trong việc kháng viêm, giảm đau nhức xương khớp.
  • Chất xơ sẽ giúp tăng cường sức khỏe, hạn chế tình trạng oxi hóa của cơ thể, ngăn ngừa loãng xương. Các thực phẩm giàu chất xơ bạn có thể bổ sung đó là rau xanh, tinh bột nguyên cám như yến mạch, bột mì đen, các hạt óc chó, ngũ cốc…..
  • Các loại cây nhiều múi như bưởi, cam, quýt sẽ giúp bổ sung vitamin C, quả dâu tây, việt quất chứa nhiều vitamin K chống loãng xương, đau nhức xương khớp.

Đau nhức xương khớp nên kiêng ăn gì?

Đau nhức xương khớp nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh những nhóm thực phẩm nên ăn, người bệnh cần chú ý tránh xa một số loại món ăn có hại cho xương khớp. Nếu không chú ý mà ăn những món ăn này thường xuyên, nguy cơ tái phát các cơn đau nhức xương sẽ tăng và cản trở quá trình chữa bệnh. Người bệnh cần kiêng những món ăn sau:

Kiêng đồ ăn chế biến sẵn

Thịt hộp, xúc xích… là những nhóm thực phẩm chế biến sẵn với nhiều chất bảo quản nên không phù hợp với bệnh nhân gặp phải các thương tổn tại khớp.

Hạn chế thực phẩm giàu acid oxalic

Cà pháo, dưa muối, chuối tiêu… có lượng acid oxalic khá cao, khiến phản ứng viêm và sưng đau tại các khớp thêm trầm trọng nếu người bệnh ăn quá nhiều. Vì vậy, đau nhức xương khớp không nên ăn nhóm thực phẩm này mỗi ngày.

Tránh xa thực phẩm tăng cường lipit máu

Thịt mỡ, dăm bông… chứa nhiều chất béo có hại làm tăng cân mất kiểm soát. Việc cân nặng dư thừa sẽ tạo thêm áp lực đè nặng khớp xương và gây ra đau nhức ở các khớp xương.

Kiêng ăn các loại đồ ngọt

Bánh kẹo, nước ngọt là nguyên nhân khiến xương khớp nhanh thoái hóa. Bên cạnh đó, ăn nhiều đồ ngọt làm tích tụ mỡ trong cơ thể và khiến cân nặng tăng nhanh chóng. Điều này hoàn toàn có hại với bệnh nhân xương khớp.

Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích

Cà phê, rượu bia là những chất kích thích có hại cho xương khớp. Khi đi vào cơ thể, những chất này sẽ cản trở quá trình xương khớp hấp thụ chất dinh dưỡng, làm khớp xương trở nên khô, lạo xạo và đau nhức liên tục.

Hy vọng với những thông tin từ bài viết sẽ giúp bạn đọc nắm rõ về bệnh đau nhức xương khớp và biết cách bảo vệ mình trước căn bệnh này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *