Nghe kém là tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Việc mất thính lực không chỉ gây khó khăn trong giao tiếp hàng ngày mà còn có thể dẫn đến những vấn đề tâm lý. Để giúp người mắc có thể phát hiện sớm và xử lý kịp thời, việc hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị nghe kém là quan trọng.
Nguyên nhân của việc nghe kém

Nghe kém do di truyền
Di truyền là nguyên nhân hàng đầu gây nghe kém bẩm sinh ở trẻ em. Khoảng 50% các trường hợp nghe kém bẩm sinh bắt nguồn từ yếu tố này. Nghiên cứu cho thấy, nếu cha hoặc mẹ bị nghe kém, con cái của họ có nguy cơ mắc phải tình trạng này cao hơn so với những trẻ khác.
Biến chứng khi mẹ mang thai
Mẹ mắc Rubella hoặc giang mai khi mang thai thì trẻ sơ sinh có thể nghe kém hoặc điếc. Ngoài ra, việc mẹ sử dụng một số loại thuốc như aminoglycosides, cytotoxic, thuốc điều trị sốt rét, và thuốc lợi tiểu trong thai kỳ cũng làm tăng nguy cơ nghe kém bẩm sinh.
Nhiễm trùng tai và bất thường ở tai
Nhiễm trùng tai, sự phát triển bất thường của xương hoặc khối u trong tai ngoài hoặc tai giữa cũng có thể dẫn đến mất thính lực.
Thủng màng nhĩ
Thủng màng nhĩ có thể do tiếng nổ lớn, thay đổi áp suất đột ngột, hoặc tổn thương từ vật nhọn, và các bệnh viêm tai do nhiễm trùng cũng có thể gây ra tình trạng này.
Tích tụ ráy tai
Sự tích tụ quá mức của ráy tai có thể chặn ống tai, ngăn cản sóng âm thanh truyền vào tai trong, gây ra nghe kém.
Dấu hiệu của việc nghe kém
Phần lớn người bị nghe kém thường phàn nàn rằng họ nghe âm thanh nhỏ hơn, khó nghe rõ lời nói và thường phải nhờ người đối diện lặp lại nhiều lần. Một số dấu hiệu phổ biến của tình trạng này bao gồm:
- Khó khăn trong việc nghe rõ lời người khác nói, dễ hiểu nhầm, đặc biệt là ở những nơi ồn ào, và đôi khi không theo kịp cuộc trò chuyện.
- Thường xuyên yêu cầu người khác lặp lại câu nói.
- Thích nghe nhạc hoặc xem tivi ở âm lượng lớn hơn so với người bình thường.
- Có thể xuất hiện tiếng ù hoặc các âm thanh lạ trong tai.
Cách phòng tránh nghe kém
Một số phương pháp có thể áp dụng để phòng tránh tình trạng nghe kém:
Tầm soát nghe kém ở trẻ
Việc kiểm tra thính lực sớm ở trẻ nhỏ là rất quan trọng. Mục đích để phát hiện kịp thời các vấn đề về nghe và có biện pháp can thiệp sớm.
Chăm sóc và vệ sinh tai thường xuyên
Vệ sinh tai định kỳ, đúng cách giúp ngăn ngừa sự tích tụ ráy tai và giảm nguy cơ nhiễm trùng tai.
Đeo tai nghe đúng cách
Sử dụng tai nghe ở mức âm lượng an toàn, tránh nghe nhạc quá to và trong thời gian dài. Điều này để bảo vệ tai khỏi những tổn thương do tiếng ồn.
Ăn uống dinh dưỡng, hỗ trợ sức khỏe
Chế độ ăn uống hằng ngày cũng giúp hỗ trợ sức khỏe tổng quát. Sử dụng Đường Dương có thể giúp cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường chức năng thính giác và bảo vệ thính lực. Được làm từ những cây mía đạt chuẩn, Đường Dương giữ nguyên được dưỡng chất và an toàn cho sức khỏe.

Khám và kiểm tra thính lực thường xuyên
Nhiều người không nhận ra rằng thính giác của mình đang suy giảm cho đến khi tình trạng đã trở nên nghiêm trọng. Kiểm tra định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Việc hiểu rõ nguyên nhân, nhận biết các dấu hiệu sớm và áp dụng các biện pháp phòng tránh giúp bạn kiểm soát được tình trạng nghe kém. Chăm sóc thính giác giúp bạn có cuộc sống trọn vẹn và hạnh phúc hơn.
Xem thêm: