Bệnh tiểu đường có di truyền không?

Bệnh tiểu đường là căn bệnh không còn quá xa lạ với chúng ta. Bệnh tiểu đường có tính di truyền hay không là câu hỏi của đại đa số những người mắc bệnh tiểu đường cũng như người thân của họ. Để trả lời cho câu hỏi “ Bệnh tiểu đường có di truyền không?”, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Bệnh tiểu đường di truyền như thế nào?

Sự di truyền của bệnh tiểu đường

Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường, có 2 loại:

Tiểu đường tuýp 1: Rối loạn chuyển hóa glucose do thiếu hormone insulin.

Tiểu đường tuýp 2: Suy giảm chức năng của hormone insulin.

Nguyên nhân gây tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 là khác nhau. Thông qua các phương tiện truyền thông, chúng ta đã biết tiểu đường là bệnh có thể di truyền. Tuy nhiên, việc mắc bệnh không chỉ phụ thuộc vào gen di truyền gây bệnh mà còn tùy vào tác động của môi trường sống.

Bạn nên tham khảo bài viết 14 biện pháp phòng tránh tiểu đường nên áp dụng nhằm biết cách để tránh xa bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 và sự di truyền

Tiểu đường type 1

Nếu cả cha và mẹ đều bị tiểu đường tuýp 1 thì tỉ lệ con cái sinh ra bị di truyền bệnh này là khoảng 30%. Nếu chỉ có người cha bị tiểu đường thì tỉ lệ con cái sinh ra bị di truyền bệnh này là khoảng 6%. Nếu chỉ có người mẹ bị tiểu đường thì tỉ lệ con cái sinh ra bị di truyền bệnh này là khoảng 4%.

Yếu tố gây ra tiểu đường tuýp 1

Ở tiểu đường type 1, gen đóng vai trò trong việc gây ra bệnh. Tuy nhiên, gen không phải là nguyên nhân tất cả để gây ra bệnh tiểu đường, nó còn phụ thuộc vào chế độ ăn uống và sinh hoạt.

Môi trường góp phần lớn vào quá trình sinh bệnh nó bao gồm: gen của bố mẹ bạn, nơi bạn sinh ra và lớn lên hay những thực phẩm, đồ ăn bạn nạp vào cơ thể. Theo từng giai đoạn các gen của bạn được hình thành nhưng liệu quá trình ấy diễn ra như thế nào?

Một vài điều có thể tăng tỷ lệ di truyền:

Nếu cha hoặc mẹ bị bệnh tiểu đường trước 11 tuổi thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường của đứa con tăng gấp đôi.

Nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, nguy cơ đứa trẻ bị bệnh tiểu đường tuýp 1 nằm trong khoảng 10-25%.

Nếu cha mẹ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 kèm theo hội chứng tự miễn nhiều tuyến nội tiết tuýp 2 (type 2 autoimmune polyglandular syndrome). Ngoài việc mắc bệnh tiểu đường, những người này có tuyến giáp và tuyến thượng thận hoạt động kém, rối loạn một số hệ thống miễn dịch khác. Nếu bệnh nhân mắc hội chứng này, đứa con sinh ra có nguy cơ mắc hội chứng này và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Mời bạn tham khảo thêm: XUA TAN TIỂU ĐƯỜNG NHỜ PHƯƠNG PHÁP GIÚP CƠ THỂ TỰ CHỮA LÀNH VỚI ĐƯỜNG DƯƠNG

Bệnh tiểu đường tuýp 2 và sự di truyền

Tiểu đường type 2

Tỷ lệ di truyền ở tiểu đường tuýp 2 khá cao và hơn gấp nhiều lần do các yếu tố tác động bên ngoài. Cụ thể như sau:

Nếu chẩn đoán tiểu đường tuýp 2 trước 50 tuổi thì nguy cơ con cái bị tiểu đường là 14% và 7,7% nếu chẩn đoán mắc bệnh sau 50 tuổi.

Nếu cả cha và mẹ đều bị tiểu đường tuýp 2 thì tỉ lệ này lên trên 50% trẻ có nguy cơ mắc bệnh.

Chỉ cha hoặc mẹ bị mắc tiểu đường tuýp 2 và trẻ hơn 50 tuổi thì con có tỷ lệ mắc bệnh là 14%.

Chỉ cha hoặc mẹ bị mắc tiểu đường tuýp 2 và trên 50 tuổi thì con có tỷ lệ mắc bệnh là 7,7%

Yếu tố gây tiểu đường tuýp 2

Đột biến gen

Các nhà khoa học đã liên hệ nhiều đột biến gen với nguy cơ cao hơn mắc bệnh tiểu đường. Không phải ai mang gen đột biến cũng mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nhiều người bị bệnh tiểu đường mang một hoặc nhiều hơn các đột biến này.

Lối sống và sự thừa hưởng từ gia đình

Khó có thể tách biệt nguy cơ do lối sống với nguy cơ di truyền. Lựa chọn lối sống có xu hướng ảnh hưởng từ gia đình. Cha mẹ ít vận động thì thường con cái cũng ít vận động. Cha mẹ có thói quen ăn uống không lành mạnh có thể cũng sẽ ảnh hưởng thế hệ tiếp theo.

Mời bạn tìm hiểu thêm: Bệnh tiểu đường có lây không

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *