Bệnh tiểu đường có lây không?

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh nguy hiểm cho nhiều người, đặc biệt là người cao tuổi. Cùng chúng tôi tìm hiểu liệu bệnh tiểu đường có lây không qua bài viết sau đây nhé..

Bệnh tiểu đường có lây nhiễm không?

Bệnh tiểu đường có lây không?

Bệnh tiểu đường không hề lây nhiễm qua bất cứ đường nào. Do tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa nội tiết. Bệnh tiểu đường không do nấm, virus hoặc vi khuẩn gây ra nên không thể lây bệnh từ người này sang người khác.

Nếu người thân trong gia đình bạn có người mắc phải bệnh tiểu đường, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh cao. Vì:

Bệnh tiểu đường liệu có thể di truyền?

Bệnh tiểu đường liệu có thể di truyền

Theo nghiên cứu, nguy cơ con cái mắc bệnh tiểu đường khi có bố hoặc mẹ mắc bệnh tiểu đường là 10% và 4%.

Trong một số trường hợp, gia đình có bố mẹ bị tiểu đường và người con cũng bị. Điều này được giải thích không phải do lây nhiễm chéo mà phụ thuộc vào yếu tố di truyền.

Cụ thể, bệnh tiểu đường chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh nhưng một trong những nghiên cứu của các nhà khoa học thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 của con cái khi trong gia đình có bố hay mẹ mắc bệnh lần lượt theo tỷ lệ sẽ là 10% và 4%. Đối với bệnh tiểu đường tuýp 2 thì nguy cơ này cao hơn nhiều và nếu bố mẹ mắc bệnh trước tuổi 5 thì tỷ lệ di truyền cho con cái càng lớn.

Lời khuyên dành cho bệnh nhân tiểu đường

Để quá trình chuyển hóa đường diễn ra thuận lợi, đường được chuyển hóa vào tế bào cung cấp năng lượng trong cơ thể, giải phóng lượng đường tích tụ trong máu,… kiểm soát và ổn định đường huyết thì người bệnh cần lưu ý nhiều vấn đề, điển hình:

Chú ý đến chế độ ăn uống:

Thay đổi chế độ ăn

  • Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây giàu chất xơ, ít đường.
  • Hạn chế chất béo từ mỡ động vật, đồ ăn chiên rán, xào, cay nóng.
  • Ăn tinh bột lành mạnh như ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế cơm trắng.
  • Tránh xa đồ ngọt, nước ngọt có ga, hoa quả sấy khô,…
  • Ăn chậm, nhai kỹ, vận động nhẹ nhàng sau khi ăn.
  • Người bị tiểu đường nên hạn chế ăn đạm và chia nhỏ bữa ăn trong ngày.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày.
  • Người bệnh tiểu đường nên ăn cá ít nhất 2 lần/tuần để tốt cho sức khỏe và cung cấp chất dinh dưỡng có lợi.

Đối với bệnh nhân mắc tiểu đường thì việc tìm đến những thảo dược tự nhiên cũng là gợi ý dành cho nhiều người. Một số loại thảo dược không chỉ kiểm soát đường huyết mà còn mang đến công dụng phòng bệnh hay tốt cho nhiều hệ cơ quan phải kể đến như: dây thìa canh, lá neem Ấn Độ, cam thảo đất, hoài sơn,…

Luôn kiểm tra chỉ số đường huyết và điều chỉnh thường xuyên: 

Kiểm tra lượng đường trong máu

Người bệnh luôn luôn phải theo dõi và kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên. Các chuyên gia y tế khuyên người bệnh nên xét nghiệm chỉ số HbA1c thường xuyên để theo dõi đường huyết liên tục trong 3 tháng. Nếu chỉ số dưới 7% thì bạn đang kiểm soát đường huyết rất tốt.

Bên cạnh chế độ ăn uống thì người bệnh cũng nên chú ý sinh hoạt khoa học, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya để bảo vệ sức khỏe. Bên cạnh đó, hãy tập luyện đều đặn, nhẹ nhàng để nâng cao sức đề kháng, sức khỏe dẻo dai cũng như hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý hiệu qua. Đồng thời, yếu tố tâm lý cũng có nhiều tác động, người bệnh tiểu đường cần kiên trì trong điều trị và hạn chế tối đa căng thẳng, lo âu,… giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ sẽ mang đến nhiều hiệu quả bất ngờ.

>>> Các chủ đề liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *