Khi mùa hè đến gần, việc đi bơi và tắm biển trở thành những hoạt động yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, hoạt động này lại tiềm ẩn những nguy cơ sức khỏe, điển hình là viêm tai. Các chuyên gia cũng đã cảnh báo bị viêm tai do đi bơi và tắm biển. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh viêm tai do đi bơi và tắm biển để có thể tận hưởng mùa hè an toàn và khỏe mạnh.
Contents
Tại sao có thể bị viêm tai do đi bơi và tắm biển?
Khi đi bơi và tắm biển nếu không cẩn thận, bạn sẽ gặp các vấn đề về tai giữa.

Viêm tấy ống tai ngoài
Viêm tấy ống tai ngoài là tình trạng phổ biến khi đi tắm biển, đi bơi. Các hoạt động vui chơi bên bãi biển như đắp cát, ném cát,… có thể làm hạt cát nhỏ rất dễ lọt vào ống tai do lẫn trong sóng nước. Bàn tay dính cát lên ngoáy tai khi có nước đọng, làm da ống tai vốn rất nhạy cảm sẽ bị xước, gây viêm tấy.
Viêm tấy ống tai ngoài thường không gây sốt cao, nhưng có thể khiến bạn đau nhức dữ dội. Đặc biệt vào ban đêm, khi bạn nhai hoặc khi ngáp. Đau tai kèm theo cảm giác đầy, bít, và ù tai, khiến bạn nghe kém. Bệnh không thể tự khỏi sau 2-3 ngày, cơn đau có thể trở nên dữ dội hơn. Chạm vào vành tai cũng đau, không thể nằm nghiêng bên tai đau. Tai có thể sưng, đỏ, hẹp lỗ tai và chảy dịch như mủ.
Viêm tai giữa ứ dịch
Trong khi bơi lội hoặc tắm biển, trẻ em, người mới tập bơi thường hay bị sặc nước. Tình trạng dẫn đến ho do nước lạc sang thanh khí quản, lên mũi xoang gây hắt hơi. Nước cũng có thể lên tai gây viêm tai giữa ứ dịch. Bệnh không gây đau tai rõ rệt, chỉ có lúc đau nhói trong vài ngày đầu. Nó gây khó chịu ở một hoặc cả hai tai: có tiếng lùng bùng hay óc ách.
Tai giữa có một ống nhỏ thông với mũi họng gọi là vòi tai. Khi nuốt hay ngáp có tiếng động nhỏ ở tai do lỗ vòi tai được mở ra để thực hiện thông khí với bên ngoài; bảo đảm cho chức năng dẫn truyền âm thanh từ tai ngoài qua màng nhĩ, hòm tai vào đến bộ phận thần kinh tiếp nhận nghe. Khi lỗ vòi tai bị tắc, chức năng nghe sẽ bị ảnh hưởng.
Phòng tránh viêm tai do đi bơi và tắm biển
Để bảo vệ đôi tai của bạn, bạn nên thực hiện các biện pháp sau:
- Lau khô tai sau khi tắm hoặc bơi bằng khăn mềm, sạch.
- Không dùng tăm bông ngoáy sâu vào tai, vì điều này có thể đẩy ráy tai vào sâu bên trong và gây tổn thương.
- Sử dụng nút tai: Khi đi bơi, hãy sử dụng nút tai chuyên dụng để ngăn nước vào tai.
- Tránh để nước đọng lại trong tai: Sau khi bơi, nghiêng đầu sang các bên để nước chảy ra ngoài.
- Khám tai định kỳ: Kiểm tra sức khỏe tai mũi họng định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về tai.
Để phòng tránh bị viêm tai do đi bơi và tắm biển, ngoài áp dụng các tip hữu ích ở trên, bạn còn cần tuân thủ chế độ ăn hợp lý. Bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe như Đường Dương để nâng cao sức đề kháng.

Xem thêm: