Tiểu đường uống thuốc gì? 7 nhóm thuốc điều trị bệnh tiểu đường

Khi bị bệnh tiểu đường nên sử dụng thuốc để điều trị và hạ lượng đường trong máu. Các nhóm thuốc điều trị tiểu đường hiện nay bao gồm: insulin, các thuốc làm tăng bài tiết insulin, thuốc giảm hấp thu và tăng đào thải đường.

7 nhóm thuốc điều trị tiểu đường gồm:

  • Nhóm Sulfonylurea
  • Nhóm Biguanid
  • Nhóm thuốc ức chế men Alpha-glucosidase
  • Nhóm Thiazolidinedione (pioglitazone, rosiglitazone)
  • Nhóm thuốc ức chế DPP4 (ức chế men DiPeptidyl Peptidase 4)
  • Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1
  • Nhóm ức chế kênh đồng vận chuyển Natri-glucose SGLT2

Thuốc để điều trị bệnh tiểu đường có nhiều loại và có nhiều tác dụng khác nhau. Người bệnh tiểu đường không được tự ý dùng bất cứ thuốc gì, thậm chí là các thuốc điều trị các chứng bệnh thông thường như nóng ho, cảm cúm, nhức đầu thông thường, uống bất kỳ thuốc nào cũng nên có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Tìm hiểu về 7 nhóm thuốc điều trị bệnh tiểu đường

Thuốc trị bệnh tiểu đường

1. Nhóm Sulfonylurea

Cơ chế tác dụng: Thuốc nhóm Sulfonylurea chỉ có tác dụng khi cơ thể có khả năng tổng hợp insulin kích thích tụy tạng tiết thêm insulin, giúp cơ thể sử dụng tốt insulin kiểm soát đường huyết tốt hơn, ức chế gan đưa glucose dự trữ vào máu.

Ưu điểm: có thể được sử dụng lâu năm, làm giảm thiểu các nguy cơ biến chứng trên mạch máu nhỏ, giảm nguy cơ tim mạch và tử vong.

Nhược điểm: Nhóm Sulfonylurea gây hạ glucose huyết và có tác dụng phụ là tăng cân.

Lưu ý khi sử dụng: Nhóm Sulfonylurea chỉ định điều trị tiểu đường typ 2, không có tác dụng trên bệnh nhân đái tháo đường typ 1 hoặc bệnh nhân đã cắt bỏ tuyến tụy.

Tác dụng không mong muốn: là gây hạ đường huyết dẫn đến buồn nôn, lú lẫn, đổ mồ hôi, rối loạn tiêu hóa, rối loạn tâm thần, rối loạn tạo máu, mỏi cơ, ban da. Nhóm này thường được khuyên dùng trước các bữa ăn

2. Nhóm Biguanid

Cơ chế tác dụng: Giúp ức chế gan đưa glucose dự trữ vào máu và giúp cơ thể sử dụng tốt insulin.

Ưu điểm: làm giảm sự tăng đường huyết của cơ thể, làm giảm quá trình oxy hóa acid béo ở gan và cơ giúp giảm nguy cơ nhiễm toan ceton ở người tiểu đường.

Nhược điểm: Chống chỉ định ở bệnh nhân suy thận, gây rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, nhiễm acid lactic.

Thuốc có tác dụng lên tế bào ruột, gan và cơ vân. Cụ thể:

  • Ruột: Làm giảm hấp thu glucose ở ruột, tăng chuyển hóa glucose kỵ khí.
  • Gan: Giảm tân tạo glucose, giảm phân hủy glucogen thành glucose, giảm oxy hóa acid béo.
  • Cơ vân: Tăng vận chuyển glucose nhạy cảm insulin, tăng tổng hợp glycogen, giảm oxy hóa acid béo.

3. Nhóm ức chế men Alpha-glucosidase

Cơ chế tác dụng: Nhóm thuốc  gây ức chế sự phân hóa carbohydrate thành đường glucose ở trong ruột, làm chậm sự hấp thu glucose vào máu, giúp giải quyết tình trạng tăng đường huyết sau bữa ăn.

Ưu điểm: Dùng thuốc đơn độc không gây hạ glucose huyết, thuốc cho tác dụng tại chỗ là giảm glucose huyết sau ăn.

Nhược điểm: gây rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, tiêu phân lỏng. Cách giảm thiểu tác dụng phụ bằng cách bắt đầu với liều thấp. Những bệnh nhân mắc bệnh đường ruột không nên dùng thuốc nhóm này.

4. Nhóm Thiazolidinedione

Cơ chế tác dụng: kích thích cơ bắp sử dụng insulin và giảm việc đưa glucose vào máu từ đường dạng dự trữ trong gan. Hiện nay không sử dụng Rosiglitazone vì nguy cơ tim mạch, trong khi Pioglitazone còn phải cân nhắc.

Ưu điểm: khi dùng đơn độc không gây hạ glucose huyết, giúp giảm triglycerides, tăng HDL-cholesterol.

Nhược điểm: gây tăng cân, phù/suy tim, dễ gãy xương, K bàng quang, đau cơ…

Nhóm thuốc Thiazolidinedione có thể gây tổn thương ở gan do đó FDA Hoa Kỳ khuyên nên thử chức năng gan trước khi dùng thuốc này và trong năm đầu sử dụng nên thử chức năng gan mỗi 2 tháng. Dấu hiệu thương tổn ở gan: ói mửa, đau bụng, mệt mỏi, chán ăn, nước tiểu đậm màu, vàng da, vàng mắt. Người bệnh gan, suy tim hay phụ nữ mang thai không nên dùng nhóm thuốc này.

5. Thuốc ức chế men DPP-4

Cơ chế tác dụng: giúp kiểm soát đường huyết nhưng ít gây hạ đường huyết, làm tăng GLP-1, làm giảm đường huyết do kích thích tiết insulin và ức chế tiết glucagon.

Ưu điểm: thuốc dùng đơn độc không gây hạ glucose huyết.

Nhược điểm: Có thể gây dị ứng, ngứa, nổi mề đay, phù.

Dị ứng có thể xảy ra khi người bệnh tiểu đường dùng nhóm thuốc ức chế men DPP-4. Tuy nhiên tuốc này ít có tác dụng phụ, trừ những bệnh nhân được chẩn đoán suy tim nên thận trọng khi dùng Saxagliptin.

6. Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1

Cơ chế tác dụng: Thuốc làm tăng tiết insulin khi lượng glucose máu tăng, đồng thời ức chế tiết glucagon, làm chậm nhu động dạ dày và làm giảm cảm giác thèm ăn

Ưu điểm: giúp làm giảm glucose huyết sau ăn, giảm cân, giảm tỷ lệ tử vong của các bệnh nhân tiểu đường

Nhược điểm: gây buồn nôn, nôn, viêm tụy cấp. Không dùng khi có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư giáp dạng tủy, bệnh đa u tuyến nội tiết loại 2.

7. Nhóm ức chế kênh SGLT2

Cơ chế tác dụng: giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả mà ít gây hạ đường huyết, giúp tăng thải đường qua nước tiểu, giảm cân nặng, giảm huyết áp, giảm tỷ lệ tử vong liên quan đến bệnh tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ tim mạch cao.

Nhược điểm:  Vì thuốc làm tăng đường trong nước tiểu nên có thể làm người bệnh bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm đường tiểu, nhiễm trùng tiết niệu, mất xương.

>>> Tham khảo thêm: Tổng quan về tiểu đường, Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *