Hiện nay, việc sử dụng thuốc giảm đau đang bị lạm dụng. Thuốc giảm đau có thể làm dịu đi cơn đau nhưng lại gây ảnh hưởng xấu tới thính lực, đặc biệt ở nữ giới. Nhiều người thắc mắc nữ giới dùng thuốc giảm đau lâu dài có gây giảm thính lực không? Đọc bài viết sau để tìm câu trả lời cho thắc mắc này.
Contents
Nữ giới dùng thuốc giảm đau lâu dài có gây giảm thính lực không?
Các loại thuốc giảm đau phổ biến: Paracetamol, ibuprofen, aspirin,… giảm đau bằng cách ức chế các enzyme sản xuất prostaglandin, chất gây viêm và đau. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc giảm đau gồm: rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, dị ứng da,…
Một số loại thuốc giảm đau làm giảm lưu lượng máu đến tai trong; nơi chứa các tế bào lông mao giúp chuyển đổi âm thanh thành các tín hiệu điện. Khi lưu lượng máu giảm, các tế bào lông mao không được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng; gây tổn thương và ảnh hưởng đến khả năng nghe. Thuốc giảm đau có thể gây tổn thương trực tiếp lên các tế bào thần kinh thính giác; làm giảm khả năng truyền dẫn tín hiệu âm thanh đến não.

Phụ nữ sử dụng thuốc giảm đau lâu dài bị ảnh hưởng bởi:
- Sự thay đổi hormone trong chu kỳ kinh nguyệt khiến cơ thể phụ nữ nhạy cảm hơn với các tác động của thuốc
- Phụ nữ thường có tỷ lệ mỡ cao hơn nam giới, ảnh hưởng đến cách thuốc phân bố trong cơ thể
Các yếu tố làm tăng nguy cơ giảm thính lực khi sử dụng thuốc giảm đau
- Liều lượng và thời gian sử dụng: Sử dụng thuốc giảm đau với liều cao trong thời gian dài làm tăng nguy cơ tổn thương các tế bào lông mao. Điều này dẫn đến việc giảm thính lực.
- Tuổi tác: Người cao tuổi thường có chức năng thận và gan kém hơn. Điều này làm giảm khả năng đào thải thuốc ra khỏi cơ thể; tăng nguy cơ tích tụ thuốc và gây tổn thương.
- Người có bệnh lý nền: Đối tượng này sử dụng thuốc giảm đau bị ảnh hưởng đến chức năng của gan, thận, tim,… Sử dụng thuốc giảm đau không phù hợp làm trầm trọng thêm các bệnh lý nền.
Cách hạn chế sự tác động của thuốc giảm đau đối với nữ giới
- Tuân thủ đúng liều lượng, cách dùng và thời gian sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
- Thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng: Điều này giúp bác sĩ đánh giá nguy cơ tương tác thuốc và lựa chọn loại thuốc phù hợp.
- Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm tác dụng phụ của thuốc.
- Tìm kiếm các phương pháp giảm đau tự nhiên. Ví dụ như chườm nóng, chườm lạnh, xoa bóp, tập thể dục.
- Bổ sung sản phẩm hỗ trợ sức khỏe toàn diện như Đường Dương,… vào chế độ ăn hằng ngày. Đường Dương được sử dụng như đường tinh luyện nhưng tốt cho sức khỏe.

Bài viết đã giải thích nữ giới dùng thuốc giảm đau lâu dài có gây giảm thính lực không dễ hiểu nhất. Việc sử dụng thuốc giảm đau là không thể tránh khỏi trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, hãy sử dụng thuốc thông minh và tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ để không bị ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và thính lực nói riêng.
Xem thêm các bài viết khác: